Tôi phải làm gì với cô vợ tiểu thư của mình?
Mẹ vợ còn chu đáo đến mức chuẩn bị đồ giải khát cho vợ tôi. Khi thì cốc tào phớ, khi thì chè đỗ đen, khi thì sinh tố hoa quả. Nhìn vợ hớn hở...
https://lanhdiadanong.blogspot.com/2015/10/toi-phai-lam-gi-voi-co-vo-tieu-thu-cua.html
Mẹ vợ còn chu đáo đến mức chuẩn bị đồ giải khát cho vợ tôi. Khi thì cốc tào phớ, khi thì chè đỗ đen, khi thì sinh tố hoa quả. Nhìn vợ hớn hở ngồi ghế sô pha uống nước xem ti vi, còn mẹ vợ lau nhà, sao mà tôi ngứa mắt thế.
Thư, vợ tôi tuy chẳng phải là con nhà giàu có nhưng lại rất tiểu thư. Sở dĩ em “con nhà lính, tính nhà quan” như vậy là vì bố mẹ vợ hiếm muộn. Họ lấy nhau 15 năm mới sinh được em là đứa con duy nhất. Em là đứa con cầu tự của ông bà, luôn được chiều chuộng hết mực. Em là cục vàng của bố mẹ mà chẳng ai dám đụng đến.
Vợ tôi có học thức, xinh đẹp, dịu dàng. Chỉ có điều được bố mẹ chiều quá hóa hư, bệnh tiểu thư của em rất nặng. Biểu hiện là em lười nhác, vụng về, ích kỉ, nhõng nhẽo và rất hay khóc. Cái thói tiểu thư khiến cho quan hệ mẹ chồng – nàng dâu luôn căng thẳng và người hứng chịu đủ là tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ đảm đang, mực thước. Bà luôn tận tình chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho bố con tôi. Bà luôn muốn con dâu mình cũng hết lòng chăm sóc gia dinh như vậy. Nào ngờ tôi lại yêu một người có tính tiểu thư như Thư.
Những ngày đầu mới về làm dâu, em đã thỏ thẻ với mẹ: “Từ bé đến lớn, mẹ con lo hết việc nhà. Con chỉ biết học nên mù tịt chuyện bếp núc. Về nhà chồng thì mẹ chồng làm việc, con dâu ngồi chơi rất khó coi. Hay là thuê ô sin cho cả hai mẹ con mình đều nhàn có được không mẹ?”.
>> Xem thêm : Những tam su gia dinh thầm kín
Thư, vợ tôi tuy chẳng phải là con nhà giàu có nhưng lại rất tiểu thư. Sở dĩ em “con nhà lính, tính nhà quan” như vậy là vì bố mẹ vợ hiếm muộn. Họ lấy nhau 15 năm mới sinh được em là đứa con duy nhất. Em là đứa con cầu tự của ông bà, luôn được chiều chuộng hết mực. Em là cục vàng của bố mẹ mà chẳng ai dám đụng đến.
Vợ tôi có học thức, xinh đẹp, dịu dàng. Chỉ có điều được bố mẹ chiều quá hóa hư, bệnh tiểu thư của em rất nặng. Biểu hiện là em lười nhác, vụng về, ích kỉ, nhõng nhẽo và rất hay khóc. Cái thói tiểu thư khiến cho quan hệ mẹ chồng – nàng dâu luôn căng thẳng và người hứng chịu đủ là tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ đảm đang, mực thước. Bà luôn tận tình chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho bố con tôi. Bà luôn muốn con dâu mình cũng hết lòng chăm sóc gia dinh như vậy. Nào ngờ tôi lại yêu một người có tính tiểu thư như Thư.
Những ngày đầu mới về làm dâu, em đã thỏ thẻ với mẹ: “Từ bé đến lớn, mẹ con lo hết việc nhà. Con chỉ biết học nên mù tịt chuyện bếp núc. Về nhà chồng thì mẹ chồng làm việc, con dâu ngồi chơi rất khó coi. Hay là thuê ô sin cho cả hai mẹ con mình đều nhàn có được không mẹ?”.
>> Xem thêm : Những tam su gia dinh thầm kín
Mẹ tôi ngay lập tức nghiêm khắc nhíu mày: “Tôi cấm. Nhà này không thể để người lạ vào xáo trộn như vậy được. Mà anh chị đã giàu có gì cho cam mà thuê người giúp việc, vẫn còn phải ăn bám ông bà già chúng tôi. Gớm, cái việc mẹ cô đội cô lên đầu có gì hay ho mà phải khoe ra như thế?”.
Thế là vợ tôi nước mắt ngắn dài nói mẹ chồng sỉ vả gia đình vợ, rồi còn giận dỗi không ăn cơm cùng gia đình mấy ngày. Sau bao cố gắng thương thảo của tôi, cô ấy mới vùng vằng chịu nhịn, chấp nhận tập làm việc nhà kèm theo một lời nói: “Em yêu và hi sinh vì anh lắm mới xuống nước đấy nhé!”.
Thư học nấu nướng với mẹ mà tôi lúc nào cũng lo lắng ngồi cạnh để còn kịp “cứu” em. Tận mắt chứng kiến vợ mình, tôi không thể ngờ trên đời này có người phụ nữ đoảng như vậy.
Đến việc đơn giản nhất trên đời là cắm cơm em cũng không biết. Bữa đầu tiên, em không lau nước ở quanh nồi sau khi vo gạo, làm cái nồi cơm điện ở nhà tôi bị nước vào cháy khét. Sau đó thì cơm em nấu bữa nhão, bữa khô làm cả nhà phải cắn răng chịu trận.
Bộ dạng nấu nướng của em đến là buồn cười. Em lấy cái nón đi chợ của mẹ làm khiên chắn mỡ mỗi khi rán, xào để khỏi bị mỡ bắn. Khi cần lật thức ăn, cứ lúng túng với cái nón, em lập cập mãi. Đến lúc lật được thì cá, thịt thì đã cháy đen thui rồi.
Được vài hôm tập luyện, Thư tỏ ra chán chường, mệt mỏi, muốn bỏ cuộc. Nhưng mẹ thì vẫn kiên trì dạy em, muốn em chăm chỉ. Bị mẹ bắt làm, bắt học, em như một đứa trẻ con phụng phịu. Thậm chí em còn giả ốm để trốn làm việc nhà.
Mỗi lần nhìn thấy mẹ còm cõi lau dọn, còn vợ nằm khểnh trên phòng xem ti vi là tôi ngượng chín mặt. Đã thế em còn hồn nhiên khoe với tôi cứ như là một chiến tích vẻ vang.
Tất nhiên em không thể trốn mãi được, em bị mẹ phát hiện chiêu “giả ốm”. Mẹ mắng cho một trận và bắt xuống làm việc. Rồi cuối cùng, sự đểnh đoảng của em đã gây ra một tai nạn.
Em rán tôm trong chảo mà lại lơ đãng, tâm hồn treo ngược cành cây. Em để chảo tôm trên bếp, bật lửa to đùng mà vẫn ung dung ngồi xem ti vi. Tôm cháy khét mà em cũng chẳng hay biết. Đến lúc nhớ ra thì ôi thôi, cả tôm cả mỡ trong chảo đều cháy, lửa bốc lên ngùn ngụt.
Em dại dột đem chảo mỡ cháy ra xả nước. Thế là lửa bùng to lên, xém vào người em. Em chỉ bị xém chút tóc và lông mày nhưng tai nạn bé xíu ấy đến tai bố mẹ vợ làm ông bà ngoại lồng lộn lên.
Mẹ vợ tôi khóc thút thít vì thương con gái. Lúc sang thăm con, bà xót xa nhìn mấy vết bỏng do mỡ bắn trên tay, lông mày hơi nhạt đi vì lửa bén của em mà xót xa lắm. Ngay trước mặt mẹ tôi, bà vừa khóc, vừa lẩm bẩm: “Biết thế chẳng cho nó đi lấy chồng!”. Bà tìm ra một cách quái chiêu để đỡ đần cho con gái.
Mẹ vợ đều đặn sang nhà tôi để làm công việc của con gái. Bà tranh làm hết mọi việc: lau nhà, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo. Bà còn mặc cả với mẹ tôi, bà làm hết mọi việc nhưng còn rửa bát thì mẹ tôi làm hộ, bởi lúc ấy khuya khoắt ở lại không tiện.
Chẳng đợi mẹ tôi đồng ý, mẹ vợ cứ thế sang hùng hục làm việc nhà. Đã hơn tuần nay rồi, ngày nào đi làm về tôi cũng thấy mẹ vợ cắm cúi lau dọn, còn bố mẹ tôi thì đóng cửa im ỉm trong phòng vì khó chịu và vì ngượng.
Mẹ vợ còn chu đáo đến mức chuẩn bị đồ giải khát cho vợ tôi. Khi thì cốc tào phớ, khi thì chè đỗ đen, khi thì sinh tố hoa quả. Nhìn vợ hớn hở ngồi ghế sô pha uống nước xem ti vi, còn mẹ vợ lau nhà, sao mà tôi ngứa mắt thế.
Bữa tối, ăn xong, em cun cút chạy lên phòng đắp mặt nạ, bỏ mặc mẹ tôi dọn mâm bát. Tuy mẹ vợ đã cẩn thận rửa hết nồi niêu, chỉ còn vài cái bát ăn cơm phải rửa nhưng vợ tôi cũng đùn đẩy cho mẹ chồng với lí do: “Em và mẹ em đã làm mọi việc khác rồi”.
Bố mẹ tôi rất giận và không thể chấp nhận kéo dài việc bà thông gia sang làm “người giúp việc”. Nhưng ông bà ngại nói vì sợ gây xích mích, hiểu lầm. Thế là mẹ tôi giao luôn cho tôi giải quyết dứt điểm với người vợ tiểu thưvà bà mẹ vợ chiều con thái quá.
Tôi đang đau đầu chẳng biết phải làm sao. Mọi người hãy giúp tôi một tay với!
Thế là vợ tôi nước mắt ngắn dài nói mẹ chồng sỉ vả gia đình vợ, rồi còn giận dỗi không ăn cơm cùng gia đình mấy ngày. Sau bao cố gắng thương thảo của tôi, cô ấy mới vùng vằng chịu nhịn, chấp nhận tập làm việc nhà kèm theo một lời nói: “Em yêu và hi sinh vì anh lắm mới xuống nước đấy nhé!”.
Thư học nấu nướng với mẹ mà tôi lúc nào cũng lo lắng ngồi cạnh để còn kịp “cứu” em. Tận mắt chứng kiến vợ mình, tôi không thể ngờ trên đời này có người phụ nữ đoảng như vậy.
Em giả ốm để trốn việc nhà với mẹ chồng.
Đến việc đơn giản nhất trên đời là cắm cơm em cũng không biết. Bữa đầu tiên, em không lau nước ở quanh nồi sau khi vo gạo, làm cái nồi cơm điện ở nhà tôi bị nước vào cháy khét. Sau đó thì cơm em nấu bữa nhão, bữa khô làm cả nhà phải cắn răng chịu trận.
Bộ dạng nấu nướng của em đến là buồn cười. Em lấy cái nón đi chợ của mẹ làm khiên chắn mỡ mỗi khi rán, xào để khỏi bị mỡ bắn. Khi cần lật thức ăn, cứ lúng túng với cái nón, em lập cập mãi. Đến lúc lật được thì cá, thịt thì đã cháy đen thui rồi.
Được vài hôm tập luyện, Thư tỏ ra chán chường, mệt mỏi, muốn bỏ cuộc. Nhưng mẹ thì vẫn kiên trì dạy em, muốn em chăm chỉ. Bị mẹ bắt làm, bắt học, em như một đứa trẻ con phụng phịu. Thậm chí em còn giả ốm để trốn làm việc nhà.
Mỗi lần nhìn thấy mẹ còm cõi lau dọn, còn vợ nằm khểnh trên phòng xem ti vi là tôi ngượng chín mặt. Đã thế em còn hồn nhiên khoe với tôi cứ như là một chiến tích vẻ vang.
Tất nhiên em không thể trốn mãi được, em bị mẹ phát hiện chiêu “giả ốm”. Mẹ mắng cho một trận và bắt xuống làm việc. Rồi cuối cùng, sự đểnh đoảng của em đã gây ra một tai nạn.
Em rán tôm trong chảo mà lại lơ đãng, tâm hồn treo ngược cành cây. Em để chảo tôm trên bếp, bật lửa to đùng mà vẫn ung dung ngồi xem ti vi. Tôm cháy khét mà em cũng chẳng hay biết. Đến lúc nhớ ra thì ôi thôi, cả tôm cả mỡ trong chảo đều cháy, lửa bốc lên ngùn ngụt.
Em dại dột đem chảo mỡ cháy ra xả nước. Thế là lửa bùng to lên, xém vào người em. Em chỉ bị xém chút tóc và lông mày nhưng tai nạn bé xíu ấy đến tai bố mẹ vợ làm ông bà ngoại lồng lộn lên.
Mẹ vợ tôi khóc thút thít vì thương con gái. Lúc sang thăm con, bà xót xa nhìn mấy vết bỏng do mỡ bắn trên tay, lông mày hơi nhạt đi vì lửa bén của em mà xót xa lắm. Ngay trước mặt mẹ tôi, bà vừa khóc, vừa lẩm bẩm: “Biết thế chẳng cho nó đi lấy chồng!”. Bà tìm ra một cách quái chiêu để đỡ đần cho con gái.
Mẹ vợ đều đặn sang nhà tôi để làm công việc của con gái. Bà tranh làm hết mọi việc: lau nhà, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo. Bà còn mặc cả với mẹ tôi, bà làm hết mọi việc nhưng còn rửa bát thì mẹ tôi làm hộ, bởi lúc ấy khuya khoắt ở lại không tiện.
Chẳng đợi mẹ tôi đồng ý, mẹ vợ cứ thế sang hùng hục làm việc nhà. Đã hơn tuần nay rồi, ngày nào đi làm về tôi cũng thấy mẹ vợ cắm cúi lau dọn, còn bố mẹ tôi thì đóng cửa im ỉm trong phòng vì khó chịu và vì ngượng.
Mẹ vợ còn chu đáo đến mức chuẩn bị đồ giải khát cho vợ tôi. Khi thì cốc tào phớ, khi thì chè đỗ đen, khi thì sinh tố hoa quả. Nhìn vợ hớn hở ngồi ghế sô pha uống nước xem ti vi, còn mẹ vợ lau nhà, sao mà tôi ngứa mắt thế.
Bữa tối, ăn xong, em cun cút chạy lên phòng đắp mặt nạ, bỏ mặc mẹ tôi dọn mâm bát. Tuy mẹ vợ đã cẩn thận rửa hết nồi niêu, chỉ còn vài cái bát ăn cơm phải rửa nhưng vợ tôi cũng đùn đẩy cho mẹ chồng với lí do: “Em và mẹ em đã làm mọi việc khác rồi”.
Bố mẹ tôi rất giận và không thể chấp nhận kéo dài việc bà thông gia sang làm “người giúp việc”. Nhưng ông bà ngại nói vì sợ gây xích mích, hiểu lầm. Thế là mẹ tôi giao luôn cho tôi giải quyết dứt điểm với người vợ tiểu thưvà bà mẹ vợ chiều con thái quá.
Tôi đang đau đầu chẳng biết phải làm sao. Mọi người hãy giúp tôi một tay với!